Sự khác biệt giữa “dâng hiến” và “đóng phí”

Sự khác biệt giữa “dâng hiến” và “đóng phí”

Thật là ngạc nhiên khi biết được nhiều tín đồ suy nghĩ gì về các khoản dâng hiến họ đóng góp vào Hội thánh địa phương. Mặc dù hơi rập khuôn nhưng tôi phải nói rằng, thái độ tấm lòng phản ánh bản chất của sự đóng góp.

Gần đây, có hàng trăm những bàn luận về chủ đề này trên blog và website của Hội thánh. Qua những gì tín hữu thể hiện trong các nhận xét, có thể dễ dàng chia họ thành hai nhóm: “dâng hiến” và “đóng phí”. Nói một cách đơn giản, dâng hiến là hành động mà tín hữu cho đi những khoản tiền và không đòi hỏi bất kỳ điều gì. Người đó dâng hiến tiền bạc cho Chúa thông qua Hội thánh. Tuy nhiên, “đóng phí” cho Hội thánh thường kèm theo những điều kiện ràng buộc. Đó không phải quà tặng nhưng giống như trả “phí thành viên” để nhận về một số quyền và lợi ích.

Chúng ta cùng xem 8 đặc trưng cho mỗi trường hợp.

Dâng hiến cho Hội thánh

  1. Dâng hiến xuất phát từ tấm lòng biết ơn.
  2. Người dâng hiến không xem của dâng là “tiền của tôi”.
  3. Người dâng hiến không mong đợi lợi ích cá nhân từ Hội thánh khi mình dâng hiến.
  4. Người dâng hiến xem của dâng là một phần trong hành trình làm môn đồ của Chúa Giê-xu.
  5. Người dâng hiến không quan tâm đến sự công nhận, “bảng ghi nhớ” hay được xướng tên đối với khoản tiền dâng.
  6. Người dâng hiến dâng của với sự vui lòng.
  7. Nếu người dâng có bất kỳ sự hối hận nào về của dâng, thì sự hối hận đó là “tại sao mình không dâng nhiều hơn”.
  8. Của dâng là những “trái đầu mùa”. Đó là những khoản tiền được để riêng ra từ tiền lương hay những nguồn thu nhập khác.

 

Đóng phí cho Hội thánh

  1. Của dâng được xem như là khoản phí thành viên cùng với những lợi ích đặc quyền của nó.
  2. Người dâng thích được công nhận cho khoản tiền họ dâng.
  3. Người dâng giữ lại của dâng khi họ không vừa ý với điều gì đó. Và người đó thường sẽ cố gắng lôi kéo người khác làm theo.
  4. Tiền bạc được dâng với những mong đợi. Nó là “tiền của tôi”.
  5. Tiền dâng thường là những phần thừa chứ không phải trái đầu mùa.
  6. Người dâng tiền bạc cho mình có quyền để quyết định Hội thánh phải chi tiêu thế nào mà không quan tâm đến những thành viên khác.
  7. Những người dâng như vậy thích dâng những khoản tiền được chỉ định sẵn vì họ có thể kiểm soát nhiều hơn “tiền của tôi”.
  8. Người dâng lấy cớ dâng hiến cho Hội thánh để khoe mình.

Bạn có muốn thêm vào những bảng liệt kê này điều gì không? Ở Hội thánh của bạn, số người “dâng hiến” hay số người “đóng phí” nhiều hơn?

Tác giả Thom Rainer; Hồng Nhung dịch

(Nguồn: Churchleaders, ảnh minh họa sưu tầm trên internet)

 

 

Bình luận về bài viết này